63 Tỉnh Bản Đồ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam là một biểu đồ tổng quan về đất nước, thể hiện địa lý, hành chính, kinh tế, xã hội và các đặc điểm khác của 63 tỉnh thành. Việc sử dụng bản đồ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau từ học tập, nghiên cứu cho đến tra cứu thông tin quan trọng.
Bản đồ các tỉnh Việt Nam phân chia theo vùng
63 tỉnh thành bản đồ Việt Nam được chia thành 3 vùng: Bắc – Trung – Nam và 7 vùng kinh tế chính. Mỗi vùng sẽ có những đặc điểm riêng biệt về địa lý, địa hình, khí hậu, dân số,… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng vùng, hãy cùng khám phá bản đồ các tỉnh Việt Nam phân chia theo vùng dưới đây:
Bản đồ mật độ dân số tại Việt Nam
Bản đồ mật độ dân số là một trong những loại bản đồ Việt Nam phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách dữ liệu về dân cư và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. Theo số liệu mới nhất, tính đến đầu năm 2024:
Bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc (hay Bắc Bộ) là phần lãnh thổ thuộc Việt Nam kéo dài từ tỉnh Hà Giang đến Ninh Bình. Đây được biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội quan trọng hàng đầu của cả nước. Vùng lãnh thổ này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ, tương ứng với 3 vùng kinh tế chính của miền Bắc bao gồm:
Khu vực miền Bắc có địa hình khá phức tạp và đa dạng với nhiều núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Điều này là bởi sự phong hóa mạnh mẽ, khiến cho địa hình, địa chất của khu vực này có sự biến đổi phức tạp.
Nhiệt độ trung bình trong năm của miền Bắc tương đối cao, độ ẩm cũng lớn hơn so với khu vực miền Trung và miền Nam. Khí hậu miền Bắc mang tính chất lục địa gió mùa do chịu ảnh hưởng từ khí hậu lục địa Trung Hoa. Song một phần của khu vực duyên hải lại có khí hậu cận nhiệt đới và gió mùa ẩm.
Bản đồ hành chính các cấp gồm những loại nào?
Dựa theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, các loại bản đồ hành chính bao gồm:
Bản đồ địa hình, địa chất Việt Nam
Chức năng chính của bản đồ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam được chia thành nhiều loại, trong đó mỗi loại sẽ phản ánh những nội dung khác nhau. Song bản đồ Việt Nam thường có những chức năng chính như sau:
Bản đồ hành chính Việt Nam 2024
Bản đồ hành chính của Việt Nam năm 2024 trên Wikipedia minh họa rõ ràng về địa lý và mạng lưới giao thông của các tỉnh thành. Cấu trúc phân quyền ở Việt Nam được chia thành ba cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Đất nước này gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương, với Hà Nội đóng vai trò trung tâm. Tổng cộng có 63 đơn vị hành chính tương đương.
Vị trí địa lý của Việt Nam giới hạn với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, biển Hoa Đông ở phía Đông Nam, đặt nằm gần trung tâm của Đông Nam Á. Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên hợp quốc (từ năm 1977), ASEAN (từ năm 1995) và WTO (từ năm 2007).
Bản đồ địa lý hành chính của Việt Nam phân chia đất nước thành ba miền: Bắc, Trung, Nam với tổng cộng 7 vùng kinh tế khác nhau. Mỗi vùng có đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội và thiên nhiên riêng biệt.
Bản đồ hành chính miền Nam Việt Nam
Miền Nam Việt Nam (hay Nam Bộ) bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Khu vực này được chia thành 2 vùng chính:
Miền Nam Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Chính vì vậy, nền nhiệt ở đây tương đối ẩm, ánh sáng dồi dào, thời gian bức xạ dài cùng nhiệt độ cao. Biên độ nhiệt của khu vực giữa các tháng trong năm khá thấp và ôn hòa, độ ẩm trung bình dao động từ 80 – 82%. Khí hậu của vùng đặc trưng với 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa. Với khí hậu thuận lợi kèm theo nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, ngành du lịch của vùng Nam Bộ đặc biệt phát triển mạnh mẽ với hàng triệu lượt du khách ghé đến hàng năm.
Từ bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành, có thể thấy mỗi khu vực đều có những đặc trưng riêng về địa lý, hành chính, dân số và những lợi thế riêng về phát triển kinh tế. Tùy vào mục đích sử dụng cho nghiên cứu, học tập hay giảng dạy mà bạn có thể lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Maison Office đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất!
Khám phá thêm thông tin thị trường cho thuê văn phòng để tìm được vị trí lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn
Maison Office là đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn kinh nghiệm 10+ năm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp nhất ✅ Liên hệ 0988.902.468 ngay!
Bản đồ hành chính Việt Nam là thông tin quan trọng, đồng hành không thể thiếu trong việc hiểu rõ về cấu trúc hành chính và phân chia địa lý của đất nước. Từ bản đồ hành chính toàn quốc đến từng đơn vị cấp tỉnh, huyện hay xã, mỗi loại bản đồ này đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự phân cấp, quản lý và tổ chức hành chính, tạo nên cấu trúc xã hội và kinh tế đa dạng tại mọi vùng miền của đất nước.
Bản đồ địa hình, địa chất Việt Nam
Địa hình Việt Nam phần lớn là đồi núi (chiếm đến 75% diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1.000m. Trong khi đó, đồng bằng chỉ chiếm 25% diện tích, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng duyên hải miền Trung. Nhìn trên bản đồ địa hình Việt Nam, địa hình nước ta có xu hướng thấp dần theo chiều Tây Bắc – Đông Nam.
Bản đồ khí hậu Việt Nam là loại biểu đồ thể hiện sự phân bố khí hậu của nước ta dựa trên nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… Đây là là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, dự báo thời tiết, đảm bảo đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra hiệu quả.
Việt Nam đặc trưng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô:
Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam thường dao động trong khoảng 23 độ C đến 27 độ C. Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 80 – 90%.
Mạng lưới giao thông của Việt Nam bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoạt động chủ yếu theo hướng Bắc – Nam. Riêng các tuyến đường thủy nội địa có hướng Đông – Tây bởi hầu hết các con sông chính như: sông Hồng, sông Hậu, sông Tiền, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,… đều đổ từ hướng Tây ra biển.
Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước. Đặc biệt, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Một số cảng biển lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam phải kể đến: cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng (miền Bắc), cảng Quy Nhơn, cảng Tiên Sa (miền Trung), cảng Cát Lái, cảng Sài Gòn (miền Nam).
Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đón hơn 12,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2022. Việt Nam cũng liên tục lọt top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới.
Bản đồ du lịch Việt Nam là công cụ hữu ích giúp du khách khám phá những điểm đến hấp dẫn trải dọc đất nước hình chữ S. Trên đó thể hiện đầy đủ những thông tin như: tên địa điểm du lịch, khoảng cách giữa các địa điểm, cách di chuyển, thời điểm du lịch lý tưởng,…