Đường Trung Mỹ Tây 13 nối từ Tô Ký đến Song Hành, Quốc lộ 22, dài khoảng 1,5km, một đoạn thuộc địa bàn phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh đã bị chiếm dụng thành chợ tự phát.

Thuyết minh về chợ nổi miền Tây - mẫu 1

Đến với Miền Tây bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi.

Chợ nổi là một loại chợ được họp ở trên sông nơi sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Ở đây, cả người bán và người mua đều không bày bán hàng hóa và mua sắm ở trên đất liền thay vào đó họ dùng ghe, thuyền hoặc xuồng làm phương tiện đi lại để mua bán. Chợ nổi thường được họp ở hầu khắp vùng sông nước miền Tây Nam Bộ nước ta.

Tại các ngã ba sông lớn là nơi chợ nổi có các ghe, thuyền bán hàng tập trung đông đúc nhất. Từ lúc mặt trời mới hé rạng, chợ đã nhộn nhịp, náo động. Các ghe, thuyền chất đầy các loại hàng hóa khác nhau: hoa quả, thực phẩm, nước uống,… Ăn uống tại chợ nổi cũng được diễn ra trực tiếp ngay trên truyền. Người bán chế biến thực phẩm tại thuyền của mình rồi chuyền tay sang thuyền của người mua. Chính vì vậy, trên sông nước luôn tấp nập các con thuyền, ghe luồn lách qua lại để chủ thuyền mua mặt hàng thiết yếu.

Buổi sáng luôn luôn là lúc chợ nổi nhộn nhịp nhất nhưng để đáp ứng nhu cầu của người dân và khác du lịch, chợ nổi ban đêm cũng đã xuất hiện mang một vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Ngày có trăng, ánh trăng vàng soi chiếu xuống mặt sông để rồi sông nước phản quang lại một thứ ánh sáng vàng dịu nhẹ, ấm áp bao chùm cả không gian. Hoặc vào những đêm mây mù, không trăng sẽ có ánh đèn sáng rọi khiến cả khoảng sông sống động không kém gì ban ngày.

Chợ nổi có điểm đặc biệt khác với chợ trên bờ là các ghe thuyền bán hàng thường không có bảng hiệu và người bán không cần rao hàng, không ồn ào, vồn vã nhưng vẫn có sức thu hút lớn đối với khách mua hàng. Bởi trên mỗi thuyền luôn sẽ có một vài cây sào, người mua chỉ cần nhìn các đồ vặt được treo trên đó sẽ biết các đồ vật, sản phẩm mà chủ thuyền muốn bán. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ như quần áo “treo mà không bán” vì cư dân ở chợ nổi thường sinh hoạt ngay trên thuyền của mình nên đó là quần áo họ treo để phơi, không phải thứ mà chủ thuyền muốn bán. Một trường hợp khác là “bán mà không treo”, nếu bạn thấy chiếc thuyền nào bán hàng mà bên trên không treo một thứ đồ vật gì thì đó là thuyền bán đồ ăn, uống. Những thứ đồ này được chủ thuyền đặt tại thuyền vì chúng không thể treo lên được.

Các chợ nổi hoạt động tự phát từ lâu nay và một số chợ nổi đã trở lên nổi tiếng như: Chợ nổi Cái Bè nằm trên đoạn sông Tiền nơi giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, Phụng Hiệp(Hậu Giang), Châu Đốc(An Giang),….

Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng và nghĩa tình. Nếu có đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ, bạn hãy đừng quên ghé thăm và trải nghiệm nét độc đáo riêng của chợ nổi nơi đây.

Thuyết minh về chợ nổi Cái Răng - mẫu 1

Đến với Cần Thơ bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được ghé thăm một khu chợ đặc biệt – chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút, và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.

Cũng như bao chợ nổi khác ở Miền Tây như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) hay chợ nổi Long Xuyên (An Giang)… đến nay, chưa một tài liệu nào có thể xác định được chợ nổi Cái Răng được hình thành chính xác vào năm nào. Theo một số nhà nghiên cứu thì Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, trước khi xuất hiện các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng). Chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước.

Với tên gọi vừa hay vừa lạ đã là một niềm thích thú cho nhiều người tò mò rằng vì sao chợ lại có tên là Cái Răng, Cái Răng nghĩa là gì và ai là người đã đặt tên đó cho chợ nổi. Lý giải cho tên gọi “Cái Răng” thì người dân tại Cần Thơ kể theo một truyền thuyết như sau. Theo đó, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Từ đó mà khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi. Tuy nhiên theo một số tài liệu nghiên cứu thì tên gọi Cái Răng là có nguồn gốc từ chữ của người Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khi trời còn giăng sương lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về Chợ nổi. Chính vì vậy thời gian đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng dù đặt Tour hay tự túc lý tưởng nhất là 5 giờ đến 8 giờ sáng đây là lúc chợ tấp nập nhất. Đếnvới chợ nổi Cái Răng du khách sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp tươi vui mang đậm phong vị miền Tây.

Hàng hóa ở chợ nổi Cái Răng rất đa dạng hầu như không thiếu bất cứ mặt hàng, sản phẩm chính là các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn có hàng thủ công, hàng nhu yếu phẩm cho đến dịch vụ đồ ăn, thức uống, cà phê…Đặc biệt trong những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng thêm nổi bật khi khoác lên mình chiếc áo mới từ những bông hoa rực rỡ.

Để khách hàng ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người bán treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là “cây bẹo”. Hình thức “bẹo hàng” này là một nét văn hóa giao thương độc đáo mà chỉ có chợ nổi mới có – một cách quảng cáo sản phẩm không ồn ào, vội vã nhưng lại mang đến cho du khách cũng như khách hàng những điều thú vị riêng.

Chợ họp trên sông, nên muốn mua hàng và tham quan du khách phải ngồi trên những chiếc xuồng. Đến chợ quý khách vừa được thả hồn tận hưởng những làn gió mát dịu vừa thưởng thức đủ loại trái cây, các món ăn dân dã mang đậm chất Nam bộ như bánh tét, bánh cam, bánh ít, bánh canh, các món bún riêu, bún mắm… Và mặc dù là buôn bán trên sông nhưng các loại nguyên liệu vẫn được chuẩn bị đa dạng và đầy đủ không kém như ở trên bờ. Thực đơn đồ uống cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè…với giá cả hết sức bình dân. Các món ăn trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Miền Tây mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một.

Chợ nổi Cái Răng là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những tập quán sinh hoạt của người dân địa phương với nét sinh hoạt gắn liền với sông nước đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của khu vực nơi đây.