Khả năng tổ chức và quản lý hiệu quả các dự án dịch thuật từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt giúp chúng tôi xử lý mọi yêu cầu dịch thuật, bao gồm cả những dự án có quy mô lớn, đồng thời đảm bảo duy trì chất lượng và tính thuận tiện cho khách hàng.

"Google dịch" một đằng, phải hiểu theo... một nẻo

Được biết, thực đơn tiếng Thái này đến từ một quán ăn hải sản tại trung tâm thương mại lớn thứ hai Đông Nam Á Mega Bangna Bangkok. Với một bảng menu "thuần Thái 100%" đã làm không ít du khách không phải dân địa phương gặp khó khăn. Thế nên, "Google dịch" sẽ là một biện pháp hữu hiệu trong trường hợp này.

Màn chuyển ngữ từ tiếng Thái sang tiếng Việt khiến ai nấy đều phải phì cười. (Ảnh: Phạm Công Danh)

Tuy nhiên, kết quả mà "Google dịch" từ tiếng Thái sang tiếng Việt đem lại cho nam thực khách thì rất chi là "muối mặn". Anh chàng thậm chí chẳng hiểu được bảng menu này có nghĩa là gì, như các món "đưa mẹ lại với nhau", "mẹ hải sản", "sò điệp bà" hay "móng tay của phụ nữ"...

Một tài khoản bình luận: "Kinh nghiệm là đi ăn quán nào có hình minh họa".

Tài khoản Nhung Nguyễn thắc mắc: "Có món 'Đưa mẹ lại với nhau' là gì thế mọi người. Thấy rén ngang luôn đó".

Trong khi đó, bạn Hoang Anh thổ lộ: "Dịch xong muốn ngớ người ra, chẳng hiểu gì luôn".

Theo một số bình luận, thực đơn tại quán ăn này rất đơn giản, liên quan đến các loại hải sản. Ví dụ, món "đưa mẹ lại với nhau" là mì trộn ăn liền, món "mẹ hải sản" là mì hải sản...

Bên cạnh đó, một số netizen cũng "mách nước" nên dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh, sau đó tiếp tục dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt (trong trường hợp không giỏi ngoại ngữ), sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin được người dân bản địa cung cấp.

Thực tế, việc bất đồng ngôn ngữ khi đi du lịch không phải hiếm, nhất là tại Thái Lan, nơi vốn dĩ không quá thịnh hành tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Vì thế, một chút "lắc não" cũng khiến dân tình được phen cười nói rôm rả, đem lại những câu chuyện hài... ra nước mắt.