PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC LỚP 5(dành cho một nhóm học sinh có cùng vấn đề)1.Khó khăn của học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học:- Kĩ năng giải quyết vấn đề : Một số em chưa biết tự giải quyết vấn đề cho bản thân.- Khó khăn để tự phát triển bản thân và động cơ học tập.- Theo thông tư mới giáo viên không ra bài tập về nhà cho học sinh ,nên việc tự học khó theo dõi và giúp đỡ.  - Trong một lớp học có học sinh chưa đạt dẫn đến tiến trình học tập chậm rãi, làm ảnh hưởng đến những học sinh khác.- Tính tự giác của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi, không chăm học.- Xuất phát từ tình hình khó khăn thực tế như đã nêu ở trên dẫn đến có nhiều học sinh chưa đạt trong một lớp học. 2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ :2.1. Mục tiêu- Rèn luyện các kĩ năng tự giải quyết vấn đề cho bản thân.- Tự tin, tự lập và chủ động trong cuộc sống.- HS hình thành được thói quen thói quen về động cơ học tập,tự phục vụ bản thân khi gặp khó khăn.2.2. Thời gian: Học kì I2.3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp, nhóm2.4. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể:Xác định khó khăn của HS tronghoạt động dạy học/giáo dụcXây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học/giáo dụcHoạt động giáo dục/ Môn họcKhó khăn của học sinh(Xác định rõ tên của khó khăn đó/ hoặc tên nhóm khó khăn đó trong hoạt động giáo dục/môn học)Mục tiêu(Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung/hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho học sinh)Nội dung tư vấn, hỗ trợ(Cách thức tư vấn, hỗ trợ là thực hiện chủ đề độc lập hoặc 1 nội dungđược lồng ghép vào 1 hoạt động trong HDGD/môn học)Thời gian(Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc)Người thực hiện (Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh hoặc chuyên gia ...)Phương tiện và điều kiện thực hiệnĐánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu)Môn Toán – lớp 5- Biểu hiện của khó khăn: HS thường xuyên không thực hiện được các bài tập cô giao.- Nhóm khó khăn trong hoạt động học tập.- 100 % học sinh thực hiện được các bài tập được giao.- GV sẽ hỏi HS về lí do không thực hiện được các bài tập (do không hiểu bài, không biết làm, không muốn làm…). Đồng thời, GV cũng trao đổi với phụ huynh để biết được chính xác lí do mà HS không thực hiện được các bài tập. Liên hệ giáo viên ở lớp trước để tìm hiểu về năng lực học tập của em, tìm hiểu xem các em có thường xuyên không thực hiện bài tập đc giao hay không và đồng thời bổ sung những mảng kiến thức mà em bị hỏng.- Nếu do HS không hiểu bài, không biết làm thì GV sẽ hướng dẫn lại cho HS đó; hoặc nếu do HS không muốn làm thì GV sẽ hỏi rõ về nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ HS kịp thời. Đồng thời giao bài tập vừa sức với học sinh; vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn lại kiến thức cũ.- Tuần 4 đến tuần 10.- Giáo viên chủ nhiệm.- Giáo viên bộ môn.- Phụ huynh học sinh.- Máy tính, máy chiếu.- Bảng con.- Phần thưởng (kẹo, bánh, đồ dùng học tập.- Phiếu ôn tập cuối tuần.- Nghiên cứu hồ sơ của học sinh khi học môn Toán/ quan sát biểu hiện của HS trong giờ học môn Toán/ Phân tích sản phẩm - bài làm môn Toán của HS.- Kết quả thu được 100% học sinh cải thiện điểm số môn Toán sau tuần thứ 10.Công tác chủ nhiệm lớp- Bắt nạt kinh tế (bắt cống nạp vật chất; ngang nhiên lấy hoặc sử dụng đồ mà không được sự đồng ý của bạn.)-

Mục tiêu tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS

Tư vấn tâm lý học đường là công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhà trường và các bậc phụ huynh. Ngày nay, với áp lực học tập tăng cao và tâm lý học sinh ngày một phức tạp, việc tư vấn tâm lý là vô cùng cần thiết và phải được quan tâm hơn nữa.

Bên cạnh việc tư vấn tâm lý, các tư vấn viên học đường còn thực hiện một số hoạt động như định hướng tương lai, nghề nghiệp, trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết,… Ở nước ta, tư vấn tâm lý học đường đã xuất hiện khá lâu nhưng chỉ mới phổ biến trong những năm gần đây.

Trước đây, tư vấn học đường chủ yếu được thực hiện đối với học sinh THPT vì đây là giai đoạn các em có sự thay đổi rõ rệt về tính cách, suy nghĩ, quan điểm và gặp nhiều thắc mắc trong vấn đề hướng nghiệp. Tuy nhiên, học sinh tiểu học và THCS cũng cần được tư vấn tâm lý vì kinh nghiệm sống non nớt khiến các em gặp không ít vấn đề liên quan đến học tập, gia đình, tình cảm,…

Hiện tại, tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS đã được triển khai với mục tiêu chính sau:

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh

Trong chương trình giáo dục, giáo viên không chỉ truyền đạt những kiến thức sách vở mà còn phải giúp các em hiểu về những tiêu chuẩn đạo đức, biết đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ với những người xung quanh. Đồng thời giúp các em ý thức được hành vi của mình và sống có trách nhiệm hơn.

Chính vì vậy, tư vấn học đường còn được thực hiện cho các giáo viên – đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Trong giai đoạn dậy thì, các em không thể tránh khỏi những quan niệm và hành vi sai lệch. Lúc này, giáo viên cần hiểu rõ tâm lý và lý do vì sao các em lại có những hành vi như vậy.

Ngoài ra, học sinh THCS cũng bắt đầu có các mối quan hệ tình cảm. Ở lứa tuổi này, việc cấm cản có thể tạo cho các em tâm lý chống đối và thù ghét. Do đó, giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của các em, từ đó đưa ra lời khuyên hợp lý và cách xử lý thấu đáo để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Trong quá trình học tập, thầy cô giáo có vai trò quan trọng không kém so với gia đình. Việc trang bị cho giáo viên những kiến thức cần thiết sẽ giúp các em thoải mái hơn khi học tập và được giải tỏa tâm lý kịp thời.

Thực tế, rất nhiều em học sinh cảm thấy ngột ngạt trong gia đình và tìm đến thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Sự quan tâm kịp thời của giáo viên sẽ giúp các em tránh khỏi tâm lý bi quan, stress, trầm cảm và quan trọng giữ được tinh thần ham học, khát khao đạt được ước mơ của mình.

Giúp nhà trường có hướng giáo dục phù hợp

Tư vấn học đường cũng sẽ được thực hiện đối với cán bộ quản lý của nhà trường. Bởi cách thức giáo dục cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của học sinh và giáo viên. Mục tiêu của tư vấn học đường cho các cán bộ quản lý bao gồm những điểm chính sau:

Giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết

Chương trình giáo dục chỉ tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh và rất ít khi trang bị cho các em những kỹ năng mềm. Chính vì vậy, mục tiêu thứ hai của tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tiểu học, THCS là giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết.

Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết là mục tiêu rất quan trọng trong tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS. Việc chủ động trang bị cho các em những kỹ năng này sẽ hạn chế được nhiều vấn đề tâm lý và giảm thiểu tối đa các tình huống đáng tiếc. Hơn nữa khi học sinh có đầy đủ kỹ năng, các em sẽ chủ động hơn trong cuộc sống, rèn tinh thần trách nhiệm và không phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô, bố mẹ.