Khi Nào Cần Điều Chỉnh Hóa Đơn
Điều chỉnh được hiểu là sửa đổi, sắp xếp lại cho đúng hơn, hợp lí hơn. Tương tự như nghĩa chung đó, việc điều chỉnh hóa đơn điện tử được đặt ra khi có sai sót.
Thủ tục xử lý khi điều chỉnh hóa đơn điện tử
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số việc cần thực hiện khi xử lý hóa đơn điện có sai sót theo hình thức điều chỉnh như sau:
- Khi người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót thì hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
- Nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế nhưng sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý sau người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
- Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
Trên đây là quy định về điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.
Các trường hợp cần viết hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
Theo điều 20 của thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 quy định các trường hợp xoá bỏ, huỷ hoá đơn và viết hoá đơn điều chỉnh như sau:
Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Trường hợp 1: Điều chỉnh trường hợp viết sai nội dung như: tên, địa chỉ, mã số thuế của khách hàng.
– Nội dung: Kế toán chỉ viết hoá đơn điều chỉnh lại thông tin đúng như viết thiếu thông tin đơn vị, ghi sai hoặc thiếu địa chỉ, mã số thuế khách hàng thì bên bán lập thêm hoá đơn để điều chỉnh lại trên phần ghi tại dòng tên hàng hoá dịch vụ của hoá đơn với nội dung điều chỉnh thông tin đúng, còn phần đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền thì bỏ trống.
Hoá đơn này bên bán và bên mua vẫn kê khai trên tờ khai, tuy nhiên phần giá trị, tiền thuế bỏ trống.
Trường hợp 2: Điều chỉnh thông tin về số lượng, giá bán, thành tiền trên hoá đơn
Nội dung: Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế GTGT cho hoá đơn số …, ký hiệu … Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh,người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
Chú ý: Tuy trường hợp này điều chỉnh giảm giá trị nhưng không được ghi âm trên hoá đơn. Khi kê khai thuế bên bán và bên mua ghi âm phần giá trị điều chỉnh này.
Theo đó, cuối quý hoặc cuối năm công ty ông Khang sẽ thực hiện điều chỉnh tăng/giảm doanh thu theo giá nhôm thực tế của thế giới. Vì số lượng hóa đơn rất nhiều (hơn 100 hóa đơn mỗi tháng) nên công ty muốn xuất một hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm kèm bảng kê cho toàn bộ hóa đơn đã xuất trong kỳ.
Tuy nhiên, ông Khang chưa thấy bất kỳ hướng dẫn nào về việc này. Ông đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, giải đáp để công ty thực hiện đúng quy định.
Cục Thuế thành phố Đà Nẵng trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 2.b, Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý hóa đơn có sai sót đối với trường hợp có sai: Mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng;
Khoản 1.a, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót;
Theo đó, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Đề nghị công ty ông nghiên cứu các quy định, hướng dẫn nêu trên và tình hình thực tế hoạt động của công ty để áp dụng phù hợp
Trường hợp cần trao đổi thêm, đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Thuế (phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ) để được hướng dẫn hoặc tham khảo thêm thông tin về chính sách thuế tại Trang Thông tin điện tử của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ: https://danang.gdt.gov.vn./.