Kinh Tế Nông Nghiệp Thời Lê Sơ
Tìm hiểu cụ thể những đặc điểm của chế độ ruộng đất thời Lê sơ, cắt nghĩa những chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến và qua đó tìm hiểu một vài đặc điểm phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam
Để chia lại ruộng đất cho nông dân thời Lê sơ đã thực hiện biện pháp gì?
Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân bằng cách thực hiện chính sách quân điền.
Nhận xét tình hình nông nghiệp thời Lê sơ
Qua những chính sách nông nghiệp thời Lê sơ, có thể thấy nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp lúc bấy giờ. Các chính sách tích cực và phù hợp với tình hình đất nước hiện tại đã góp phần khôi phục và phát triển nền sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh chống quân Minh.
Tình hình nông nghiệp thời Lê sơ tuy được nâng lên so với các đời trước nhưng không có nhiều chuyển biến quan trọng. Nông nghiệp chủ yếu vẫn là trình độ kỹ thuật của nền sản xuất dựa trên sức lao động và kinh nghiệm lâu đời. Những công cụ thô sơ, nhỏ bé.
Bên cạnh đó, những công trình thủy lợi lớn do triều đình tổ chức thực hiện cũng như các công trình nhỏ do nhân dân giúp sức đã hạn chế được tác hại của thiên tai, đảm bảo sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển bền vững.
Hiểu thế nào là phép quân điền?
Chế độ quân điền là chính sách xuất hiện dưới thời nhà Đường, là việc nhà lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân cày cấy.
Hoc365 vừa trình bày chi tiết tình hình nông nghiệp thời Lê sơ đến bạn. Hy vọng quý bạn độc giả cũng như các em học sinh có thể bổ sung thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa.
Việc phát triển nuôi cá nước lạnh trong những năm vừa qua tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới, cùng với Trung Quốc, Nga, Italia, Bungari, Iran, Mỹ, Pháp, Ba Lan và Đức.
Khái quát tình hình nông nghiệp thời Lê sơ
Nền kinh tế Đại Việt thời Lê sơ vẫn chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp như các thời kỳ trước. Nhà Lê đã đưa ra các chính sách như đẩy mạnh nghề nông, lập đồn điền, Di dân và khẩn hoàng cũng như thiết lập các chế độ ruộng đất.
Chi tiết tình tình nông nghiệp Đại Việt thời Lê sơ
Khi công nghiệp chưa có những bước phát triển đáng kể để ứng dụng vào nghề nông thì nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ này vẫn là nền sản xuất tiểu nông cá thể dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.
Năm 1427, Lê Lợi có chủ trương cho 25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về quê cày cấy sau khi chiến tranh kết thúc. Cùng năm đó, ông lệnh cho những người chạy loạn trở về quê cày cấy nếu không sẽ bị xử tội nặng.
Xã hội lúc bấy giờ lấy nông nghiệp làm gốc nền nhà Lê tận dụng triệt để ruộng đất, không để hoang.
Việc miễn giảm tô thuế trong những năm đầu của nhà Lê đã kích thích nông nghiệp phát triển đáng kể, khôi phục lại sau 20 năm chiến tranh chống quân Minh.
Chiến tranh khiến ruộng đất bị bỏ hoang khá nhiều nên nhà Lê đã áp dụng chính sách khuyến khích dân khẩn hoang, lập đồn điền để tận dụng sức lao động của tù binh và người phạm tội.
Sang thời Lê Thánh Tông thì chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi. Năm 1418, nước ta có 43 đồn điền. Trong đó, các đồn điền ở Bắc Bộ thường nhỏ và mang tên xã, các đồn điền từ Thanh Hóa trở vào thì lớn hơn và mang tên Huyện.
Bên cạnh việc tập trung sức lao động vào các tù bình thì nhà Lê còn chú trọng tới lực lượng lao động là nông dân tại các địa phương để khai phá các vùng đất hoang. Thời vua Lê Thánh Tông, hình thành hai loại ruộng mới đó là “ruộng chiếm xạ” và “ruộng thông cáo”:
Với chính sách này, nhà Lê đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, hạn chế mâu thuẫn xã hội về ruộng đất.
Và do chinh sách khuyến khích đó, những vùng ven biển vốn thưa dân nay càng có đông người đến sinh sống.
Chế độ ruộng đất thời Lê sơ chia làm hai loại chính là ruộng công và ruộng tư:
Chế độ quân điền ở thời Lê sơ có tác dụng ổn định trật tự xã hội, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến nước Đại Việt thường bị lũ lụt vào mùa mua và hạn hán vào mùa khô. Chính vì vậy, đắp đê và làm thủy lợi là yêu cầu cấp bách của sản xuất nông nghiệp lúc bây giờ.
Năm 1438, Lê Thái Tông cho đào và khởi các kênh ở Trường Yên, Thanh Hóa và Nghệ An.
Năm 1449, Lê Nhân Tông lệnh đào sông Bình Lỗ dài 10km
Năm 1467, Lê Thánh Tông cho khai hoặc lấp các đường nước ở ruộng, không để ruộng bị úng hoặc hạn. Ông cũng sau khải các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Hóa.
Cùng với đó, việc đắp đê sông và biển được chú trọng hơn các thời kỳ trước. Nhiều công trình lớn nhỏ phục vụ chống hạn thường xuyên được thực hiện.