Làng Là Gì Của Xã Hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo thu nhập cho người tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động...Vậy Bảo hiểm xã hội là gì? Các loại chế độ và quyền lợi của người tham gia như nào? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam
Các chính sách bảo vệ an sinh xã hội của Việt Nam là những chính sách nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cuộc sống, phát triển và bình đẳng của người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, rủi ro xã hội. Các chính sách bảo vệ an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản:
- Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững.
- Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên.
- Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất: hỗ trợ người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, ... bằng cách cung cấp tiền mặt, dịch vụ, hàng hóa, ...
- Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông..
Các dịch vụ cung cấp ASXH thường được gọi là các dịch vụ xã hội có thể chỉ:
1) Bảo hiểm xã hội: nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.
2) Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội: Có thể bao gồm chăm sóc y tế; bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ tài chính khi bệnh tật, nghỉ hưu; sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.
3) Trong trường hợp hội đủ điều kiện thì an sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không. Ví dụ có thể hỗ trợ cho những người tị nạn về các nhu yếu phẩm cần thiết (còn gọi là túi an sinh xã hội) như thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, tiền, giáo dục
Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chính sách ASXH, chính sách BHXH trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tại Điều 34, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”.
Bên cạnh đó Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, thực hiện phát triển hệ thống ASXH ngày một tốt hơn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của xã hội trong từng thời kỳ.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. (Theo Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014)
BHXH bắt buộc giúp bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Xem chi tiết
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tỷ lệ phần trăm tiền lương hàng tháng mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phần như quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, năm 2024 tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5%. Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0,3%.
- Bảng tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024
Bảng tỉ lệ mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động
Bảng tỉ lệ mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động
Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 05 chế độ BHXH
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. (Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014)
1) Chế độ hưu trí là quyền lợi được trả hàng tháng cho người tham gia khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đủ 20 năm và đạt đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
2) Chế độ tử tuất là quyền lợi được trả một lần (trợ cấp mai táng, tuất một lần) cho người thừa kế hoặc thân nhân của người tham gia BHXH khi họ qua đời. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong khi hưởng lương hưu, rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định và được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể là bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Riêng đối với người tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện sẽ được lựa chọn phương thức đóng linh họat và phù hợp với thu nhập, từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
Trên đây là những điều cần biết về bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn có câu hỏi khác liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ với EBH hoặc Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (phí 1000đồng/phút) để được hỗ trợ.
An sinh xã hội là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy, an sinh xã hội là gì? và vai trò của bảo hiểm xã hội, y tế trong vấn đề an sinh xã hội như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
An sinh xã hội vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia
An sinh xã hội là khái niệm chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của xã hội thông qua các chính sách, biện pháp công cộng nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cuộc sống, như an toàn, sức khỏe, giáo dục, lao động, thu nhập, chăm sóc xã hội và các quyền lợi khác.
An sinh xã hội có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm; nơi trú ẩn; tăng cường sức khỏe; phúc lợi cho người dân đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.
An sinh xã hội cũng có thể bao gồm các chương trình bảo hiểm xã hội, dịch vụ công về an sinh xã hội và an sinh cơ bản. An sinh xã hội có bản chất, vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của nhà nước, tinh thần đoàn kết của xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước.
Bạn cũng có thể Xem thêm về khái niệm an sinh xã hội theo wikipedia.