Hàng ngàn nhà đầu tư tìm đến Hy Lạp bằng con đường “thị thực vàng”, phần đông trong số họ là người Trung Quốc, số còn lại đến từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và vài nước khác ngoài châu Âu. Họ kéo đến Hy Lạp để săn lùng những bất động sản giá hời. 3 “điểm nóng” của cuộc săn tài sản lần này là thủ đô Athens, các hòn đảo Santorini và Corfu. Không chỉ là giá cả hợp lý, việc có được một ngôi nhà tại Hy Lạp còn tạo cho nhà đầu tư châu Á một vị trí mang thương hiệu “châu Âu”.

Có thể nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa bao nhiêu ngày?

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể quyết định số ngày nghỉ theo chế độ của NLĐ. Nếu đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì thời gian nghỉ được quyết định như sau:

- Các bệnh cần chữa trị dài ngày: nghỉ tối đa 10 ngày

- Những người phải phẫu thuật: Nghỉ tối đa 07 ngày.

- Các trường hợp khác: nghỉ tối đa 05 ngày.

Khi tính thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, cần lưu ý:

- Thời gian nghỉ có bao gồm cả ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển sang đầu năm sau thì vẫn tính vào thời gian nghỉ của năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo quy định hiện hành, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau năm 2021 được quy định theo ngày. Mức hưởng mỗi ngày sẽ bằng 30% mức lượng cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Vậy mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính là:

Mức hưởng = 30% x Lương cơ sở x số ngày nghỉ

=> Mỗi ngày, NLĐ được hưởng: 30% x 1.490.000 = 447.000đ.

Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo quy định tại điều 29, Luật bảo hiểm xã hội 2014 để hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- NLĐ đã nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau, đủ thời gian 12 tháng, sau khoảng thời gian này, trong vòng 30 ngày khi trở lại làm việc, nếu sức khỏe chưa được phục hồi, NLD sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau có thể từ 5 – 10 ngày trong một năm.

Để được hưởng chế độ này, NLĐ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Bao gồm:

- Đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau và thời gian nghỉ đã đủ thời gian trong 1 năm

- Đang trong thời gian 30 ngày trở lại làm việc đầu tiên sau khi nghỉ chế độ ốm đau.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 7 Thông tư 59/2015/BLĐTBXH:

- NLĐ đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm. Áp dụng với cả NLĐ đang mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y Tế. Những NLĐ thuộc trường hợp này cũng sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau trong thời gian 30 ngày đầu tiên làm việc trở lại nếu sức khỏe chưa phục hồi.

- Những NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ này.

Thời gian nghỉ chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Thành phần hồ sơ hưởng chế độ DSPHSK

- Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH danh sách hưởng chế độ ốm đau.

Tải mẫu: 01B-HSB theo Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngay nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.

Cách kê khai: 01B-HSB theo Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH danh sách hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau:

+ Để trống nếu là bệnh thông thường.

+ Nếu là bệnh dài ngày theo danh mục của Bộ Y Tế: ghi là BDN

- Thời điểm: ghi thời gian là ngày đầu tiên NLĐ trở lại làm việc sau khi hết chế độ nghỉ ốm đau

- Từ ngày: ghi từ ngày đầu tiên hưởng việc thực tế hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

- Đến ngày: ghi ngày cuối cùng hưởng việc thực tế hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau

- Tổng số: Ghi tổng số ngày nghỉ, bao gồm cả ngày Lễ, tết, cuối tuần.

+ CK nếu chuyển khoản và ghi rõ thông tin Tài khoản cá nhân của NLĐ

+  BHXH: nếu nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH

- DVBH: nhận trực tiếp tại cơ quan dịch vụ bảo hiểm.

Trên đây là chi tiết các điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau. NLĐ cần lưu ý để thực hiện đúng và đảm bảo được các quyền lợi của mình.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Năm 2023 tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt con số ấn tượng, gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Dòng vốn FDI tăng mạnh đến từ 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm, trong đó vốn đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực chế biến và sản xuất đạt tới 23,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64,2% trong tổng vốn FDI.

Về quy mô đầu tư, Singapore, Nhật Bản và Hồng Kông vẫn duy trì vị trí nổi bật trong khi Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI cấp mới và tăng vốn.

Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ghi nhận sự phục hồi vững chắc sau đại dịch Covid-19. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI tuyển thêm lao động tăng từ 55,8% năm 2022 lên 59,91% năm 2023. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp FDI có sự cải thiện khá khả quan; tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lãi trong năm 2023 tăng nhẹ lên mức 46,5%, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ giảm xuống 42,3%.

Tuy nhiên, mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp FDI có sự giảm sút, khi tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng sản xuất kinh doanh trong hai năm tiếp theo chỉ là 26%. Con số này phản ánh tâm lý thận trọng hơn của các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó đoán định hiện nay.

Trong năm 2023, Việt Nam có những bước tiến quan trọng trong quan hệ với các đối tác lớn. Việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ góp phần quan trọng tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã chính thức nâng cấp mối quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”, thể hiện rõ hai bên cùng quan tâm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, chuyển đổi xanh và số hóa.

Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây, do nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như bán buôn/bán lẻ, thông tin và truyền thông, hành chính và dịch vụ hỗ trợ. Với gần một nửa số doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, có thể thấy doanh nghiệp đến từ quốc gia này ưu tiên hoạt động trong các nhóm ngành yêu cầu lao động có tay nghề và trình độ cao.

Các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, chiếm 7,9% mẫu khảo sát, thường có quy mô lao động lớn và đa dạng hơn; một bộ phận lớn doanh nghiệp Trung Quốc có trên 200 lao động. Địa điểm đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc phân tán trên cả nước song có sự tập trung hơn ở một số địa phương ở miền Bắc nơi có nhiều khu công nghiệp mới và có lợi thế về khoảng cách địa lý gần và chi phí hoạt động cạnh tranh hơn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực yêu cầu kỹ năng cao như hành chính và dịch vụ hỗ trợ, thông tin và truyền thông. Doanh nghiệp đến từ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự, đặc biệt đối với các vị trí kỹ thuật (22%) và quản lý giám sát (36%).

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản đều có những khó khăn riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại các địa phương. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường gặp những khó khăn liên quan đến chính sách và quy định (22% doanh nghiệp), thực hiện thủ tục hành chính (16%).

Trong khi đó, khó khăn lớn nhất trong nhiều năm với doanh nghiệp Nhật Bản là các thủ tục hành chính liên quan đến thuế. Có khoảng 72% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, cao hơn đáng kể so với mức 42% của doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác. Quyết toán thuế cũng là khó khăn lớn của doanh nghiệp Nhật Bản với 58% doanh nghiệp phản ánh.

Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc cho biết ít gặp khó khăn về chính sách, quy định (9%) và thực hiện thủ tục hành chính (5%). Tuy nhiên, biến động thị trường và tìm kiếm khách hàng là những khó khăn lớn của doanh nghiệp Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là 38% và 44%.

Các chuyên gia của VCCI đã khuyến nghị các chính sách cụ thể trong năm 2024 và những năm tới, đó là để tận dụng các cơ hội mang lại từ sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thuế, phòng cháy chữa cháy, xuất nhập khẩu và môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tạo điều kiện kết nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các đối tác, khách hàng trong nước.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn là điều cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao, để từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước từ chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ sang lực lượng lao động có trình độ cao trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam.

Ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Liên minh An toàn Thông tin CYSEEX tổ chức hội thảo “Ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa” nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi.

Liên minh An toàn Thông tin CYSEEX (viết tắt của Cyber Security Exercise) là liên minh do MISA khởi xướng thành lập cùng Sapo, Viettel Solutions, Bảo Việt, Mobifone, Bravo với mục đích: Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giúp nâng cao năng lực trong việc phòng ngừa và ứng phó các sự cố về an ninh thông tin trên không gian mạng.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ tịch Liên minh CYSEEX, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MISA cho biết: Chuẩn bị ứng phó và phục hồi sau sự cố an ninh mạng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm an toàn và ổn định hệ thống thông tin trước những cuộc tấn công ngày càng tinh vi và nguy hiểm.

Hàng loạt vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware) thời gian qua nhắm vào các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thống kê cho thấy trong năm 2023 có hơn 745.000 thiết bị bị nhiễm mã độc, dẫn đến thiệt hại 716 triệu USD. Đặc biệt, hình thức ransomware-as-a-service (RaaS) là loại hình cung cấp mã độc dưới dạng dịch vụ kèm theo chia sẻ lợi nhuận gia tăng nhanh chóng, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng gây ra thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp và cộng đồng…

Còn theo báo cáo An toàn thông tin mạng Việt Nam tháng 8/2024 của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), xu hướng tấn công ransomware đã tăng cao trong thời gian gần đây. Đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Bàn về các giải pháp, ông Lê Công Phú - Phó giám đốc VNCERT đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của Threat Hunting trong việc phát hiện mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn. Đây là phương pháp chủ động tìm kiếm dấu hiệu độc hại mà không cần phụ thuộc vào cảnh báo trước, vượt qua những hạn chế của công nghệ phòng thủ truyền thống. Giải pháp này giúp giảm thời gian mà mối đe dọa có thể tồn tại trong hệ thống của doanh nghiệp và tổ chức, đồng thời nâng cao khả năng phản ứng nhanh chóng trước các cuộc tấn công mạng ngày càng phức tạp.

Nguyễn Quang Hoàng- Trưởng ban tổ chức Tập trận CYSEEX kiêm Giám đốc An ninh Thông tin MISA cho biết năm 2024, Liên minh CYSEEX đã thực hiện diễn tập an ninh mạng trên 18 hệ thống, phát hiện 497 lỗ hổng, trong đó có 93 lỗ hổng nghiêm trọng. Chiến dịch phòng chống tấn công lừa đảo cho hơn 14.000 nhân viên đã góp phần giảm 40% lỗ hổng nguy hiểm, nâng cao năng lực ứng phó và nhận thức bảo mật trong các tổ chức thành viên. Ông Quang Hoàng cũng chia sẻ kinh nghiệm tăng cường phòng thủ mạng, nhấn mạnh vai trò của mô hình SecDevOps trong giảm thiểu lỗ hổng, nâng cao nhận thức an toàn và triển khai hiệu quả các chiến dịch phishing. Năm 2025, CYSEEX sẽ mở rộng thành viên, tổ chức diễn tập thực chiến hàng tháng và đẩy mạnh triển khai kỹ thuật Threat Hunting để tăng cường khả năng bảo mật cho các thành viên trong Liên minh.

Chia sẻ về kinh nghiệm thực chiến ứng cứu và phục hồi hệ thống sau khi bị tấn công, Nguyễn Công Cường - GĐ Trung tâm SOC - Công ty an ninh mạng Viettel đã nêu rõ cách thức của các nhóm tin tặc như APT41 và Lazarus từ khai thác lỗ hổng đến triển khai ransomware. Báo cáo cũng chỉ ra các điểm yếu bảo mật phổ biến và đề xuất giải pháp giám sát liên tục, đánh giá định kỳ và lập kế hoạch ứng phó sự cố để tăng cường "sức khỏe" hệ thống.

Dưới góc độ rộng hơn, đại diện Liên minh CYSEEX khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ không gian mạng trước các mối đe dọa lừa đảo ngày càng phức tạp. Với các cuộc diễn tập phòng chống phishing, Liên minh không chỉ hướng tới việc giảm thiểu nguy cơ đánh cắp dữ liệu và các tổn thất tài chính, mà còn giúp duy trì sự ổn định và tin cậy của môi trường kinh doanh số. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp cá nhân và doanh nghiệp an tâm phát triển trong một môi trường số an toàn hơn.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Quang Hưng, quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng ông Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an đánh giá cao hoạt động của liên minh, đồng thời chia sẻ sẽ quyết tâm đồng hành cùng Liên minh CYSEEX trong việc nâng cao hệ thống bảo mật, bảo vệ tối đa quyền lợi của người dùng cuối trong kỷ nguyên số.