Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.

Lý do giáo viên Hàn Quốc tổ chức biểu tình

Buổi lễ tưởng niệm là một phần của cuộc biểu tình kéo dài cả ngày. Ngoài ra, các giáo viên Hàn Quốc cũng chuẩn bị biểu tình nhằm yêu cầu Quốc hội nước này sửa đổi quy định pháp luật về tội lạm dụng trẻ em.

Các giáo viên Hàn Quốc mong muốn được cho phép sẽ kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy lớp học và được miễn trừ khỏi các cáo buộc lạm dụng quyền trẻ em. Bởi lẽ, khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em, giáo viên Hàn Quốc sẽ bị sa thải. Họ chỉ được phép quay lại nghề giảng dạy cho đến khi cáo buộc này bị xóa bỏ.

Để giải quyết vấn đề này, trước đó Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các chính sách mới để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giáo viên như: cho phép giáo viên mời học sinh quậy phá ra khỏi lớp học, tịch thu điện thoại của học sinh và đồng thời yêu cầu phụ huynh muốn gặp giáo viên phải đặt lịch hẹn từ trước.

Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi về chính sách đang diễn ra, các giáo viên Hàn Quốc vẫn bất bình và tổ chức biểu tình bởi vào cuối tuần qua đã có thêm 2 giáo viên tự tử ở Goyang, tỉnh Kyunggi và Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla.

Các giáo viên tin rằng, những người đồng nghiệp của mình đã qua đời là do bị căng thẳng quá mức trước sự xúc phạm của phụ huynh học sinh.

Trước cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ thị cho các trợ lý của mình phải đảm bảo quyền lợi của giáo viên và làm ổn định trở lại lĩnh vực giáo dục.

Lee Do-woon - người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc đã nói: "Phải tiếp thu các ý kiến của giáo viên và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền lợi của họ không bị xâm phạm".

Khoảng 100 sinh viên tại ĐH Phụ nữ Ewha (Seoul, Hàn Quốc) đã ngồi 4 ngày liên tiếp để biểu tình phản đối kế hoạch xây dựng một trường học buổi tối dành cho công nhân vào năm 2017.

Hàng chục sinh viên bắt đầu ngồi biểu tình sau khi các lãnh đạo nhà trường bác bỏ đề xuất hủy bỏ kế hoạch này trong một cuộc họp giữa nhà trường và đại diện sinh viên.

Những sinh viên biểu tình cũng chăm 4 giáo sư và 1 nhân viên của trường rời khỏi phòng họp trong khoảng 46 giờ. Sau đó, lãnh đạo nhà trường đã phải nhờ tới cảnh sát can thiệp. Khoảng 1.600 cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn người biểu tình và đưa các cán bộ của trường ra ngoài.

Một số sinh viên bị thương trong khi ẩu đả, một sinh viên khác được đưa tới bệnh viện sau khi có dấu hiệu mất nước giữa thời tiết oi nóng của Seoul. Sau cuộc biểu tình, khoảng 100 sinh viên vẫn còn tiếp tục ở lại.

Trường đào tạo tại chức là một phần trong kế hoạch của Bộ Giáo dục nước này nhằm giúp đỡ các trường gặp khó khăn về tài chính đang phải đối mặt với sự giảm sút về số lượng học sinh do tỷ lệ sinh thấp.

Bộ này sẽ giải ngân 3 tỷ won cho các trường được chọn thực hiện dự án này. Ở Ewha, một trường tại chức có tên là Light up Your Future in Ewha (LiFE) đã được lập nên, dành cho những người đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông hoặc dành cho những phụ nữ không thể đi làm trở lại sau khi kết hôn hoặc sinh con.

Chuyên ngành của trường này gồm có: thời trang, y tế, truyền thông mới. Sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân như những sinh viên bình thường khác.

Trong một tuyên bố, trường này cho biết dự án này sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ trong lực lượng lao động – những người không có cơ hội được học đại học. “Học tập sau khi đã có kinh nghiệm làm việc cũng sẽ góp phần tăng tính chuyên nghiệp ở lực lượng lao động nữ”.

Tuy nhiên, các sinh viên của Ewha chỉ trích nhà trường chỉ đang cố gắng “kiếm tiền bằng cách bán bằng cấp”.

“Chúng tôi chỉ có thể thấy rằng trường đang cố gắng kiếm tiền thông qua chương trình học mới này” – hội đồng sinh viên khẳng định.

Ngoài ra, các sinh viên cũng cho rằng việc tạo ra các chuyên ngành như thời trang, y tế sẽ làm tăng thêm những định kiến giới tính. Họ lo ngại trường buổi tối sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của trường đại học dành cho phụ nữ hàng đầu nước này. Và sự ra đời của ngôi trường buổi tối này cũng sẽ không công bằng cho những sinh viên đã từng phải đạt được điểm thi đại học cao hơn mới vào được Ewha.

Chính vì thế, sinh viên của trường bắt đầu thu thập chữ ký để bác bỏ kế hoạch này của trường.

“Chúng tôi tức giận về quá trình đưa ra quyết định của nhà trường. Họ đã loại bỏ ý kiến của hội đồng sinh viên trước khi đưa quyết định” – hội đồng sinh viên trường này cho hay. “Chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi dự án này bị loại bỏ”.

Trong khi đó, nhà trường cho biết dự án này là một phần trong tầm nhìn dài hạn được vẽ ra vào năm 2014. Các cuộc thảo luận về dự án với Bộ Giáo dục diễn ra vào giữa tháng 5 và yêu cầu phải nộp kế hoạch vào tháng 6. “Vì thế, chúng tôi không thể thảo luận vấn đề này với sinh viên” – trường giải thích.

Được biết, trường đã thảo luận với lãnh đạo các khoa và hội đồng quản trị của trường.

Cầm biểu ngữ ghi "Một ngày tạm dừng giáo dục công lập", hàng chục nghìn giáo viên đã tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Hàn Quốc hôm 4.9, bỏ lớp và nghỉ dạy bất chấp cảnh báo của chính phủ rằng họ có thể bị kỷ luật, theo báo The Korea Herald.

Làn sóng biểu tình đã bùng phát sau khi một giáo viên tiểu học 23 tuổi ở Seoul tự tử vào tháng 7, nhưng các cuộc tuần hành thường diễn ra vào cuối tuần. Hôm 4.9 là lần đầu tiên phong trào biểu tình diễn ra trong ngày đến trường của học sinh.

Giáo viên biểu tình ở Seoul ngày 4.9

Cuộc biểu tình mới nhất cũng đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử ở Hàn Quốc, vì đây là lần đầu tiên các giáo viên không có bất kỳ liên kết nào với các nhóm giáo dục có định hướng chính trị lại cùng nhau tham gia một hành động tập thể.

Một số trường học tạm đã phải thời đóng cửa vì nhiều giáo viên đồng loạt xin nghỉ phép. Tổng cộng 37 trường học trên toàn quốc, trong đó Seoul chiếm số lượng nhiều nhất với 11 trường, đã đóng cửa trong ngày 4.9.

Từ sáng sớm 4.9, hàng trăm giáo viên đang giảng dạy cũng như đã nghỉ hưu cũng như những người ủng hộ họ đã tập trung tại Trường Tiểu học Seoi ở Seoul để tưởng nhớ cô giáo quá cố. Trước khi tự tử, cô được cho là đã chịu nhiều áp lực vì khối lượng công việc quá lớn và phụ huynh thường xuyên phàn nàn chê bai.

Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức dành cho tang quyến vào lúc 15 giờ tại trường, với sự tham gia của Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho, hạ nghị sĩ Yun Jae-ok của đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, các đồng nghiệp và lãnh đạo các công đoàn giáo viên lớn.

"Tôi sẽ dành thời gian suy xét lại để xem mình có bỏ qua tiếng nói của giáo viên yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn hay không", Bộ trưởng Lee phát biểu tại buổi lễ, đồng thời cam kết rằng ông sẽ xem xét kỹ lưỡng bức tranh giáo dục tổng thể.

Sau lễ tưởng niệm, các giáo viên đã kéo đến quốc hội để yêu cầu sửa đổi Luật về Tội lạm dụng trẻ em. Khoảng 10.000 đến 20.000 người được cho là đã tham gia cuộc biểu tình.

Các giáo viên cũng kêu gọi sửa đổi điều khoản trong Luật Phúc lợi Trẻ em sao cho giáo viên có thể kỷ luật học sinh ngỗ nghịch mà không phải lo sợ bị phụ huynh dễ dàng khiếu nại là lạm dụng trẻ em. Khi một giáo viên bị cáo buộc lạm dụng trẻ em, giáo viên này không thể đứng lớp giảng dạy cho đến khi cáo buộc được xóa bỏ.

Chính phủ đã ban hành các chính sách mới về trường học để đảm bảo giáo viên có thể "đuổi" học sinh quậy phá ra khỏi lớp và tịch thu điện thoại của học sinh, đồng thời yêu cầu phụ huynh sắp xếp công việc để đến trường nói chuyện với giáo viên.

Theo các nhà quan sát, bất chấp những thay đổi chính sách đang diễn ra, các giáo viên vẫn liên tục lên tiếng sau khi đã dồn nén tức giận trong suốt thời gian dài. Ngoài sự ra đi của cô giáo trẻ nói trên, hai giáo viên khác cũng đã tự tử vào cuối tuần qua.

Trước làn sóng biểu tình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm 4.9 đã yêu cầu các quan chức "làm mọi cách để đảm bảo quyền lợi của giáo viên" và "bình thường hóa lĩnh vực giáo dục".