Theo Ngân hàng Hàn Quốc (BOK)  thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Hàn quốc năm 2004 đạt mức $14.162, tăng 11% so với $12.720 của năm 2003, nhờ có sự tăng mạnh giá trị của đồng won so với đồng đôla Mỹ.

So sánh GDP bình quân đầu người với các nước khác

Ngày 18/4, Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 50,6% người lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc nhận được mức lương trung bình hàng tháng từ 2-3 triệu won (1.499-2.174 USD).

Báo cáo mang tên “Khảo sát tình trạng cư trú và việc làm của người nhập cư: Cuộc sống ở Hàn Quốc của người nước ngoài dựa theo tình trạng cư trú".

Theo báo cáo, xét theo tư cách cư trú, đối tượng người lao động phổ thông (visa E-9) có 66,5% đạt mức lương từ 2-3 triệu won; lao động chuyên nghiệp (visa E-7) có 53,9% và việc làm ngắn hạn (visa H-2) có 51,5% đạt mức lương nêu trên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 88% sinh viên quốc tế nhận được mức lương hàng tháng dưới 2 triệu won.

Kết quả khảo sát cũng cho biết, trong năm 2023 có 13,5% người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc trả lời gặp khó khăn về tài chính. Tỷ lệ hài lòng với công việc của người lao động nước ngoài là 62,6%. Trong số đó, lao động visa E-9 có tỷ lệ hài lòng cao nhất với 71,1%.

Việt Nam đứng đầu về số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại Hàn Quốc với 34,6%, tiếp theo là Trung Quốc (29,9%).

Theo thống kê thu nhập quốc dân quý IV và hàng năm (tạm thời) năm 2022 do Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 7, GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc vào năm ngoái là 32.661 đô la, giảm 7,7% so với năm 2021 (35.373 đô la).

Tuy nhiên, nếu tính theo đồng won, con số này là 42,2 triệu won, tăng 4,3% so với một năm trước.

Một quan chức của BoK cho biết: "Trong trường hợp năm ngoái, tỷ giá hối đoái won/đô la đã tăng trung bình 12,9% hàng năm, đây là điều chưa từng có, theo đó GDP danh nghĩa cũng giảm 8,1% kéo theo GNI danh nghĩa bình quân đầu người tính theo đô la sụt giảm. Tuy nhiên, GDP danh nghĩa tính theo đồng won (2150,6 nghìn tỷ won) đã tăng 3,8%."

GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua cột mốc 30.000 đô la vào năm 2017 (31.734 đô la), sau đó tăng lên 33.564 đô la vào năm 2018. Tuy nhiên đã quay đầu giảm còn 32.204 đô la vào năm 2019 và tiếp tục giảm vào năm 2020 (30.200 đô la).

Vào năm 2021 cùng với việc tỷ giá won/đô la giảm trung bình hàng năm là 3%, nền kinh tế Hàn Quốc đã cho thấy sự phục hồi sau cú sốc của Covid-19 khi GNI tăng trở lại, đạt 35.373 đô la. Tuy nhiên, trong trường hợp của năm ngoái cùng với sự sụt giảm mạnh của đồng won, GNI bình quân đầu người dựa trên đồng đô la lại một lần nữa tụt lùi.

Chỉ số giảm phát GDP đã tăng 1,2% từ năm 2021. Chỉ số giảm phát GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô phản ánh mức giá chung, bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu, bằng cách chia GDP danh nghĩa cho GDP thực tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (tạm thời) vào năm ngoái là 2,6%, bằng với con số dự kiến được công bố vào tháng 1/2023. Tốc độ tăng trưởng (so với quý trước) quý IV cũng không có sự biến động so với chỉ số dự kiến, ghi nhận mức -0,4%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng theo ngành đã được điều chỉnh lại và tiêu dùng tư nhân (-0,6%) và tiêu dùng chính phủ (2,9%) trong quý IV đã giảm 0,2 điểm phần trăm (p) so với chỉ số dự kiến. Ngược lại, đầu tư cơ sở vật chất (2,7%), xuất khẩu (-4,6%) và nhập khẩu (-3,7%) lần lượt tăng 0,4 điểm phần trăm, 1,2 điểm phần trăm và 0,9 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng trưởng theo ngành là ▲ công nghiệp chế tạo -4,4% ▲ xây dựng 2,1% ▲ dịch vụ 0,9% ▲ nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,2%.

Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc qua các năm

Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc giai đoạn (1960 - 2022) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.

Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc giai đoạn 1960 - 2022

Quan sát Biểu đồ GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc giai đoạn 1960 - 2022 chúng ta có thể thấy trong gian đoạn 1960 - 2022 chỉ số GDP bình quân đầu người: