Thuế Nhập Khẩu Xe Ô Tô Vào Việt Nam
Những vấn đề thường gặp nhất trong việc lựa chọn ô tô đó là nên mua xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trong nước. Mỗi dòng xe đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người tiêu dùng mà bạn nên lựa chọn mua xe nhập khẩu hay lắp ráp trong nước cho phù hợp. Ở phần trên chúng tôi đã đánh giá về dòng ô tô lắp ráp trong nước, trong phần này KATA sẽ so sánh được và mất khi mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 15 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng 02 điều kiện nhập khẩu ô tô nêu trên, cụ thể:
+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao;
+ Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực về điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô nêu trên. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hình thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường và trách nhiệm triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật.
Đánh giá xe lắp ráp trong nước
Cùng một phiên bản, một thương hiệu và dòng xe nhưng những chiếc xe lắp ráp trong nước luôn có giá bán rẻ hơn so với xe nhập khẩu. Sự chênh lệch này có thể lên đến vài trăm triệu tùy thuộc vào từng dòng xe. Những dòng xe lắp ráp trong nước phù hợp với người tiêu dùng Việt về mặt tài chính, giảm bớt áp lực khi mua và sử dụng ô tô.
Khi khách hàng mua xe lắp ráp trong nước thì việc bảo hành, bảo dưỡng dễ dàng hơn bởi mạng lưới trung tâm, đại lý của các thương hiệu phủ khắp 3 miền. Thêm nữa, việc thay thế, mua linh kiện – phụ tùng cũng dễ dàng hơn.
Nhà máy lắp ráp Thaco - Mazda tại Quảng Nam
Những thương hiệu như Hyundai, Honda, Kia, Mazda, Mercedes, BMW, v.v lắp ráp trong nước với giá thành cực kỳ cạnh tranh.
Nhược điểm lớn nhất của xe lắp ráp trong nước đó là hệ thống an toàn, tiện nghi không được trang bị đầy đủ như các loại ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Hơn nữa, chất lượng có thể bị ảnh hưởng vì tay nghề của thợ chưa cao, tiêu chuẩn an toàn và dây chuyền không hiện đại bằng. Do vậy, các hệ thống động cơ, khung gầm, ngoại thất, nội thất, nước sơn… không được chắc chắn và đồng nhất.
Thủ tục mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không nhằm mục đích thương mại
Thủ tục và trình tự thực hiện mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không nhằm mục đích thương mại như sau:
- Bước 1: Đối tượng nhập khẩu, tạm nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép.
Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu để mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc
- Bước 2: Gửi hồ sơ cho cục Hải quan. Sau đó, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, lập phiếu tiếp nhận giao cho đối tượng đề nghị cấp giấy phép giữ 1 phiếu.
- Bước 3: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay hợp lệ thì ghi rõ lý do và trả lại hồ sơ để người khai sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cục Hải quan sẽ cấp giấy phép nhập khẩu gồm 2 bản. Một bản giao cho đối tượng nhập khẩu và 1 bản lưu hồ sơ.
- Bước 4: Cập nhật đầy đủ dữ liệu về tờ khai nhập khẩu ô tô khi chi cục làm thủ tục nhập khẩu xác nhận sau đó sao gửi tờ khai hàng hóa.
Tuy thủ tục nhập khẩu ô tô khá đơn giản nhưng thời gian thực hiện khá lâu. Do vậy khách hàng có nhu cầu mua ô tô từ nước ngoài có thể tìm đến các đơn vị chuyên nhập khẩu để rút ngắn thời gian chờ đợi.
Tìm đến các đơn vị chuyên nhập khẩu trung gian giúp tiết kiệm thời gian và công sức
Giá các loại xe ô tô nhập khẩu so với cho các dòng xe lắp ráp tại Việt Nam có mức chênh lệch rất lớn. Khách hàng muốn tiết kiệm khoản mua xe để đầu tư vào những việc khác thì nên lựa chọn các dòng ô tô lắp ráp trong nước của các hãng uy tín. Đối với những khách hàng có điều kiện kinh tế, các dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ góp phần tăng thêm sự nổi bật và vị thế của chủ xế. Chúc bạn sớm tìm mua được chiếc xe hơi ưng ý nhất!
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH các dòng xe trên.
Theo Điều 3 Thông tư 20/2014/TT-BTC quy định điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển (không vị lợi ích thương mại như sau:
- Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
- Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (được thay thế bằng Nghị định 69/2018/NĐ-CP) và quy định tại Thông tư 31/2011/TT-BGTVT.
Như vậy, gia đình bạn có thể đưa xe của mình từ Trung Quốc về Việt Nam để sử dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện trên và gia đình bạn đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Thủ tục nhập khẩu xe không vì lợi ích thương mại (Điều 5 Thông tư 20/2014/TT-BTC)
*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
- Đơn đề nghị nhập khẩu xe ô tô (có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn), trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được: 01 bản chính;
- Hộ chiếu nước ngoài (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này);
Hoặc hộ chiếu Việt Nam (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản sao hộ chiếu có công chứng, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu và giấy tờ chứng minh được phía nước ngoài cho phép thường trú: 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này);
- Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp, tại mục: “Nơi thường trú trước khi chuyển đến” trong Sổ hộ khẩu phải ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô, xe mô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc cấp (khác với nước định cư): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có trị tương đương: 01 bản chính và 01 bản sao (trừ trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô qua cửa khẩu đường bộ).
Cục Hải quan tỉnh, thành phố của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương, nếu tại địa phương không có Cục hải quan thì gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố cư trú.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô. Đối với trường hợp phải tổ chức xác minh thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Giấy phép nhập khẩu xe có giá trị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Khi bạn mang xe về Việt Nam bạn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Nhập khẩu ô tô là hoạt động mang ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam (ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu ô tô là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp, có quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô và tuân thủ quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.