Đào tạo/giải đáp miễn phí (qua Zoom)

→ Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá

Hóa đơn gốc bị ghi sai thông tin đơn giá hàng hóa: Đơn giá ghi trên hóa đơn 250.000 VNĐ, đơn giá đúng là 200.000 VNĐ.

Bước 1: Thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá bán hàng hóa xuống 50.000 VNĐ. Đơn giá giảm dẫn đến thành tiền theo đơn giá giảm, tiền thuế giảm, tổng tiền thanh toán giảm, kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như bước 2

Bước 2: Điền thông tin giá trị âm đơn giá giảm và các giá trị liên quan thay đổi khi đơn giá giảm gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

Lưu ý: Bỏ nhấn tích chọn Tự động tính toán số liệu điều chỉnh phục vụ việc chỉ khai báo các thông tin cần điều chỉnh.

Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

→Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu

Nếu điều chỉnh giảm thành tiền của hàng hóa, dịch vụ bất kỳ trên hóa đơn, kế toán ghi thông tin trên hóa đơn điều chỉnh như sau:

Hóa đơn điều chỉnh hiển thị thông tin tương ứng.

Nếu điều chỉnh giảm thành tiền của toàn hóa đơn, kế toán ghi thông tin trên hóa đơn điều chỉnh như sau:

Hóa đơn điều chỉnh hiển thị thông tin tương ứng.

Cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023, quy trình xuất hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ gồm các bước cơ bản như sau:

Chọn hóa đơn gốc bị sai sót và chọn lập hóa đơn điều chỉnh giảm, ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn

Ghi điều chỉnh giảm các thông tin hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng bao gồm các nội dung về tên hàng hóa/dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế theo hướng dẫn tại công văn 1647/TCT-CS

Người bán xuất hóa đơn, ký số và gửi cho người mua (với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới và gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế)

Lưu ý: Trường hợp điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì theo quy định tại khoản 6 điều 12 Thông tư 78/2021/NĐ-CP quy định sẽ không thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ

Doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại

Trường hợp nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho khách hàng thì người bán cần thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.

Căn cứ theo quy định tại điều 19 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, trường hợp hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và có sai sót các nội dung liên quan đến mã số thuế, thuế suất, số tiền ghi trên hóa đơn, quy cách, chất lượng hàng hóa, tiền thuế thì có thể lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập bị sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.

Đọc thêm: [Mới] Hướng dẫn xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78 và Nghị định 123

MISA meInvoice – Giải pháp quản lý và xử lý hóa đơn đầu vào Giúp doanh nghiệp rút gọn 80% tác vụ xử lý, quản lý và lưu trữ hóa đơn thủ công

Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn có sai xót có bị xử phạt không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Do đó, khi hết thời hạn mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế gửi thông báo lần 2. Nếu quá thời hạn thông báo lần 2 thì cơ quan thuế chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng.

Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tải hoá đơn tự động từ nhà cung cấp, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ mọi thông tin về hóa đơn điện tử hoặc có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khi nào?

Các trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm bao gồm:

Hóa đơn điều chỉnh giảm có ghi số âm không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC:

e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Do đó, trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót và cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm thì nội dung điều chỉnh giảm được ghi dấu âm theo đúng với thực tế điều chỉnh.

Hiện nay, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đáp ứng đầy đủ các quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC với nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ người dùng quản lý hóa đơn đầu vào, đầu ra nhanh chóng và tiện lợi.

Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tải hoá đơn tự động từ nhà cung cấp, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:

Đặc biệt, MISA meInvoice đã có thể kiểm tra thuế suất & gợi ý thuế suất đúng của hàng hoá dịch vụ trên hoá đơn!

Các hóa đơn điện tử có sai sót sẽ thường được lập hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn thay thế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp sẽ lập hóa đơn điều chỉnh và cách xuất hóa đơn điều chỉnh chuẩn theo thông tư 78/2021-TT-BTC như thế nào? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết sau.

Xem thêm: 03 cách tra cứu hóa đơn điện tử CHUẨN TT78 và NĐ123

Có được hủy hóa đơn đã thực hiện điều chỉnh, thay thế không?

Cũng căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC nêu trên thì trường hợp hóa đơn điều chỉnh có sai sót thì doanh nghiệp KHÔNG ĐƯỢC HỦY hóa đơn mà phải tiếp tục thực hiện điều chỉnh hóa đơn cho đến khi đúng và cũng không được lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn điều chỉnh có sai sót

→ Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng

Hóa đơn gốc ghi sai thông tin về số lượng hàng hóa: Số lượng ghi trên hóa đơn 50, số lượng đúng là 30.

Bước 1: Tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa xuống 20. Số lượng giảm dẫn đến thành tiền theo số lượng giảm, tiền thuế giảm, tổng tiền thanh toán giảm, kế toán lập hóa đơn điều chỉnh khai báo nội dung như bước 2.

Bước 2: Khai báo giá trị âm số lượng hàng hóa giảm và các giá trị liên quan thay đổi khi số lượng giảm gồm: Thành tiền, Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

Lưu ý: Bỏ chọn Tự động tính toán số liệu điều chỉnh phục vụ việc chỉ khai báo các thông tin cần điều chỉnh.

Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá hàng hóa hiển thị các thông tin điều chỉnh tương ứng.

Hóa đơn điều chỉnh là gì? Khi nào lập hóa đơn điều chỉnh?

Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn điện tử có sai sót như sau:

Ngoài ra, căn cứ theo điểm c, điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021 quy định:

c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh”

Như vậy, hóa đơn điều chỉnh có thể hiểu là các hóa đơn dùng để điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót về mã số thuế hoặc số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi không đúng quy cách, chất lượng.

Ngoài ra, cũng căn cứ các quy định được nêu ở trên, hóa đơn điều chỉnh được lập trong trường hợp: Nếu bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì bên bán và bên mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì bên bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện thay thế hoặc hủy.