CÀ PHÊ SẠCH LÀ GÌ ? TIÊU CHÍ CÀ PHÊ SẠCH NGUYÊN CHẤT

Cà phê xuất khẩu loại 1 là gì ?

Cà phê xuất khẩu loại 1 phải đồng thời đạt những tiêu chuẩn như tối thiểu 90% trên sàng 18, độ ẩm <12%, tỷ lệ hạt lỗi < 1%, tạp chất <0.1%, hạt đồng đều, đẹp.

Có nghĩa là tiêu chuẩn cao nhất, hạt đẹp nhất.

Vì sao Khởi Nghiệp Cafe dùng cafe xuất khẩu nhưng lại nhặt tay lần nữa ?

Cafe xuất khẩu loại 1 tuy đạt tiêu chuẩn cao nhất nhưng vẫn còn tồn tại hạt lỗi. Và những hạt lỗi này ảnh hưởng nghiêm trọng tới một tách espresso hoàn hảo. Đối với chúng tôi, có sự khác biệt rất lớn giữa 1% lỗi và 0.1%.

Mong muốn đạt sự hoàn hảo trong hương vị, Khởi Nghiệp Cafe cố gắng nhặt tay thêm một lần nữa để loại bỏ tối đa những lỗi chúng tôi có thể phát hiện ra.

Nhà rang bình thường chỉ mua cafe về rồi cho vào máy rang. Rất nhẹ nhàng và thoải mái. Còn Khởi Nghiệp Cafe mang tới giá trị khác. Chỉ xét về giá thành nguyên liệu đầu vào (công sức quản lý, tổ chức, thuê mướn nhân công…) thì hạt cafe nhân sau khi nhặt của chúng tôi có giá thành cao hơn 20-30% so với hạt xuất khẩu loại 1 bình thường.

Chúng tôi muốn bạn có một ly cafe hoàn hảo thực sự !

Chúng tôi chưa bao giờ ngừng việc nhặt hạt, phân loại lỗi. Kể từ ngày đầu thành lập cho tới bây giờ. Đó chính là một phần tạo nên sự khác biệt trong chất lượng cafe của chúng tôi. Cũng thể hiện ý chí và lòng quyết tâm của mỗi thành viên trong tổ chức. Không bao giờ thỏa hiệp với cafe chất lượng thấp !

Những dòng cafe espresso chúng tôi sản xuất ra mang đến một cấu trúc hương thơm phức tạp. Cùng với sự khắt khe trong sản xuất, bạn sẽ có một gói cafe espresso Việt Nam hoàn hảo.

Những hạt cafe Việt Nam ngon nhất được sản xuất kỹ lưỡng nhất !

Thỉnh thoảng bạn vẫn hay nghe xuất khẩu cà phê Việt Nam đứng thứ hai thế giới. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu có phải đơn thuần là cafe sàng 18, sàng 16 như bạn hay thấy trên mạng ? Tất nhiên là không. Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê dựa trên rất nhiều yếu tố và được nhà nước ban hành rõ ràng bằng các văn bản pháp luật.

Khởi Nghiệp Cafe cung cấp hạt cafe robusta làm từ cà phê xuất khẩu loại 1 được nhặt tay một lần nữa, rang theo gu espresso của Ý, phát triển hương thơm tối đa với vị caramel ngọt hậu kéo dài.

Cà phê xuất khẩu loại 1 là gì ?

Cà phê xuất khẩu loại 1 phải đồng thời đạt những tiêu chuẩn như tối thiểu 90% trên sàng 18, độ ẩm <12%, tỷ lệ hạt lỗi < 1%, tạp chất <0.1%, hạt đồng đều, đẹp.

Có nghĩa là tiêu chuẩn cao nhất, hạt đẹp nhất.

Vì sao Khởi Nghiệp Cafe dùng cafe xuất khẩu nhưng lại nhặt tay lần nữa ?

Cafe xuất khẩu loại 1 tuy đạt tiêu chuẩn cao nhất nhưng vẫn còn tồn tại hạt lỗi. Và những hạt lỗi này ảnh hưởng nghiêm trọng tới một tách espresso hoàn hảo. Đối với chúng tôi, có sự khác biệt rất lớn giữa 1% lỗi và 0.1%.

Mong muốn đạt sự hoàn hảo trong hương vị, Khởi Nghiệp Cafe cố gắng nhặt tay thêm một lần nữa để loại bỏ tối đa những lỗi chúng tôi có thể phát hiện ra.

Nhà rang bình thường chỉ mua cafe về rồi cho vào máy rang. Rất nhẹ nhàng và thoải mái. Còn Khởi Nghiệp Cafe mang tới giá trị khác. Chỉ xét về giá thành nguyên liệu đầu vào (công sức quản lý, tổ chức, thuê mướn nhân công…) thì hạt cafe nhân sau khi nhặt của chúng tôi có giá thành cao hơn 20-30% so với hạt xuất khẩu loại 1 bình thường.

Chúng tôi muốn bạn có một ly cafe hoàn hảo thực sự !

Chúng tôi chưa bao giờ ngừng việc nhặt hạt, phân loại lỗi. Kể từ ngày đầu thành lập cho tới bây giờ. Đó chính là một phần tạo nên sự khác biệt trong chất lượng cafe của chúng tôi. Cũng thể hiện ý chí và lòng quyết tâm của mỗi thành viên trong tổ chức. Không bao giờ thỏa hiệp với cafe chất lượng thấp !

Những dòng cafe espresso chúng tôi sản xuất ra mang đến một cấu trúc hương thơm phức tạp. Cùng với sự khắt khe trong sản xuất, bạn sẽ có một gói cafe espresso Việt Nam hoàn hảo.

Những hạt cafe Việt Nam ngon nhất được sản xuất kỹ lưỡng nhất !

Tại Việt Nam, robusta được coi là dòng cà phê chủ lực, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê. Khoảng 40% cà phê trên thế giới được tiêu thụ mỗi ngày là cà phê robusta.

Cà phê Robusta là loại cà phê có nguồn gốc từ loài thực vật Coffea canephora. Coffea canephora là một trong hai loài cây cà phê chính được trồng trên khắp thế giới của chúng ta, loài còn lại là Coffea arabica, hoặc cà phê “Arabica”. Tên gọi Robusta xuất hiện khi người ta phát hiện ra loại cà phê có khả năng kháng nấm và sâu bệnh rất tốt. Trong tiếng Ý, Robusto có nghĩa là mạnh mẽ và cứng rắn. Không chỉ dễ thích nghi hơn Arabica, Robusta còn cho năng suất cao hơn Arabica rất nhiều. Đặc điểm này là yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi Robusta.

Mặc dù Arabica từng thống trị sản lượng cà phê toàn cầu so với Robusta với biên độ rộng – khoảng 80/20. Ngày nay, Robusta hiện chiếm hơn 40% lượng cà phê được trồng trên toàn thế giới, theo World Coffee Research. Bởi vậy nên cứ nhắc tới cà phê Việt Nam là nghĩ ngay tới cà phê robusta.

Cà phê robusta thường được đưa lên bàn cân so sánh với cà phê arabica.

Tại Việt Nam, robusta có 2 giống chính:

Điều kiện trồng trọt và nguồn gốc là những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của mỗi loại cà phê. Do đó, các giống cà phê robusta có thể có các hương vị khác nhau. Nhất là với các loại giống lai tạo mới, thường không được đánh giá cao về hương vị như giống cũ.

Hương vị của Robusta không được đánh giá cao bằng Arabica về hương thơm tự nhiên. Do đó, giá của Robusta thường thấp hơn nhiều so với Arabica. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của giống cà phê này là hàm lượng caffein rất cao, chiếm khoảng 2 – 4% hạt cà phê trong khi Arabica chỉ có 1 – 3%.

Cà phê robusta thường có vị đắng đặc trưng, từ trung tính đến đắng mạnh. Tuy đắng nhưng cà phê robusta có hương thơm dịu như các loại hạt, chocolate, không chua mà ngọt hơn arabica.

Do lịch sử của Robusta được trồng cho các thị trường cấp thấp, chưa được dành nhiều sự quan tâm và chăm sóc trong canh tác và chế biến. Do vậy mà cà phê robusta thường bị đánh giá khá kém. Tuy vậy, hiện nay cà phê robusta đang dần được chú trọng, đầu tư mạnh về sản xuất, nên hương vị cũng được nâng cao hơn rất nhiều nhờ xu hướng cà phê đặc sản – Specialty coffee hay cà phê chất lượng cao.

Phương pháp chế biến cà phê robusta phổ biến

Cà phê robusta thường được áp dụng phương pháp chế biến khô (Natural process). Đây là phương pháp chế biến lâu đời, dễ làm, tiết kiệm chi phí, nhưng mất khá nhiều thời gian, trung bình mất từ 10-20 ngày để cà phê khô tự nhiên. Trái cà phê được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, lên men tự nhiên tạo ra vị ngọt và các hương thơm đa dạng.

Sau chế biến khô, cà phê robusta honey (Honey process) hiện cũng được áp dụng khá nhiều. Đây là phương pháp chế biến khó và đòi hỏi nhiều công sức, kỹ thuật. Người chế biến sẽ tách vỏ, xử lý chất nhầy và phơi khô trên các luống sấy. Tùy vào lượng chất nhầy còn lại sau khi tách vỏ, cà phê chế biến honey sẽ có các đặc tính và tên gọi khác nhau:

Chế biến mật ong trắng – white honey: loại bỏ 80-100 phần trăm chất nhầy.

Chế biến mật ong vàng – yellow honey: loại bỏ 50-75 phần trăm chất nhầy.

Chế biến mật ong Đỏ – Red honey: loại bỏ 0-50 phần trăm chất nhầy.

Chế biến mật ong đen – Black honey: loại bỏ lượng chất nhầy ít nhất có thể.

Do khả năng phát triển trong điều kiện khắc nghiệt hơn, cây Robusta dễ chăm sóc và cho năng suất cao hơn. Chính vì vậy mà giá cà phê robusta trên thị trường có giá rẻ hơn so với các giống cà phê khác.

Cà phê robusta rang xay nguyên chất, cà phê robusta ứng dụng trong sản xuất cà phê hòa tan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hy vọng rằng chút chia sẻ này của Soul sẽ giúp bạn có thêm thông tin về: cà phê Robusta. Cũng như trang bị thêm kiến thức để dễ dàng tìm kiếm cho mình một ly cà phê chuẩn gu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về cà phê thì comment ngay phía dưới bài viết này, Soul sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin thú vị về cà phê, tự do trao đổi và chia sẻ tại blog cà phê.

Shopee: shopee.vn/taynguyensoul