Những điều cần biết về thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Cảnh báo lũ trên sông Hương, sông Bồ

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo trong ngày và đêm nay 30/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to, với tổng lượng mưa phổ biến 40-100mm, có nơi trên 150mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét và sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và vẹn các sông suối nhỏ ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà.

Lúc 11h ngày 30/10, mực nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế đang ở mức trên báo động (BĐ) 1 và đang lên.

Cảnh báo từ chiều tối 30/10 đến ngày 31/10, khả năng mực nước trên các sông Hương, sông Bồ tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức xấp xỉ báo động 2.

Địa chỉ ĐKKD: 125/16 Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: S13, Đường 21, KDC Phước Kiển A, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: ​028.3636.4826 Hotline: 0931.901.339 Email: [email protected]

Thứ 2 – Thứ 6: 8:00-17:00 Thứ 7: 8:00-14:00 Chủ nhật: nghỉ

Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng.

Địa hình vùng đồi núi phức tạp chia tỉnh thành 2 miền: miền đông (từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái) và miền tây (từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía bắc thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống phía bắc thị xã Đông Triều. Địa hình vùng đồng bằng duyên hải gồm các phần vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần thành phố Móng Cái, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông.

Địa hình miền núi chia cắt cũng tạo nên sự phân bố dân cư và phát triển, chênh lệch vùng miền giữa miền đông và miền tây, vùng núi trung du và dải duyên hải. Địa hình nhiều đồi núi cũng gây khó khăn trong phát triển kinh tế (hạn chế về quỹ đất, thiếu mặt bằng cho phát triển kinh tế) cũng như giữ gìn, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh có địa hình quần đảo ven biển là một vùng địa hình độc đáo gồm các đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long là những báu vật thiên nhiên, với giá trị ngoại hạng, kỳ vĩ độc đáo, có hàng ngàn đảo đá vôi, bãi cát trắng phục vụ du lịch và nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh.

Địa hình đáy biển có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô đa dạng, là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Đặc biệt, địa hình đáy biển có lạch sâu tạo thành luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn tạo thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.

Với chiều dài đường bờ biển hơn 250km và 2.077 hòn đảo (chiếm phần lớn số đảo của cả nước), trong đó có những đảo đất diện tích lớn và trung bình như Cái Bầu: 190km2, Trà Bản: 76,4km2, Vĩnh Thực: 32,6km2, Ba Mùn: 23,4km2, Thanh Lân: 16,8km2, Cô Tô: 15,6km2 phù hợp cho dân cư sinh sống, phát triển kinh tế, là bàn đạp tiến ra biển và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Điểm đặc biệt nữa, Vịnh Hạ Long có nhiều đảo đá, trong khi Vịnh Bái Tử Long lại có nhiều đảo đất, có thể có dân cư sinh sống, có các bãi biển đẹp, trong đó nổi bật là bãi Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với 17km.